Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Tài Chính

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn

"Sự thành đạt của khách hàng là

thành công của chi nhánh"

Bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cùng sự chỉ đạo của ngành, trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhạy bén, năng động, sáng tạo, phát huy sức mạnh tập thể, có nhiều cố gắng trong huy động vốn và mở rộng cho vay vốn đến các thành phần kinh tế.

 

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn được thành lập từ tháng 7-1995 theo Quyết định số 260/QĐ-NHCT ngày 1-9-1994 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới của ngành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Lạng Sơn. Từ 4 phòng chuyên môn với 22 cán bộ, nhân viên lúc mới thành lập, sau gần 10 năm hoạt động, đến đầu năm 2004, chi nhánh đã có 50 cán bộ với trụ sở khang trang và 3 điểm giao dịch tại các khu kinh tế tập trung là chợ Đông Kinh, thị trấn Đồng Đăng và Khu kinh tế của khẩu Tân Thanh.

 

Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và cho vay - góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Với phương châm: "Sự thành đạt của khách hàng là thành công của chi nhánh", trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn đã thực hiện tốt chủ trương của ngành đề ra "Phát triển, an toàn, hiệu quả". Hàng năm, nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 25%/năm. Nếu năm 1996 vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 7,8 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2003 đã đạt 196 tỷ đồng, tăng 24 lần. Nguồn vốn huy động đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn cho sản xuất - kinh doanh của khách hàng.




Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn

Ảnh: Tư liệu

Cùng với những nỗ lực trong huy động vốn bằng các chính sách hợp lý, hình thức phong phú, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, góp phần nâng cao năng lực, tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2003, dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 173 tỷ đồng, gấp 12,3 lần so với năm 1995, tăng bình quân 22%/năm. Cùng với cho vay sản xuất - kinh doanh, chi nhánh đã chủ động mở rộng đối tượng cho vay đến sinh viên các trường cao đẳng và dạy nghề, giúp sinh viên giải quyết khó khăn trong quá trình học tập. Các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở khu vực nông thôn cũng được chi nhánh tạo điều kiện giúp đỡ thông qua các cấp hội phụ nữ hay hội nông dân. Kể từ năm 1997, chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh tế vườn rừng tại các huyện thị trong tỉnh. Đến cuối năm 2002, doanh số cho vay trong lĩnh vực này gần 3 tỷ đồng, tạo điều kiện cho việc trồng mới gần 400 ha cây ăn quả, phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy số vốn đầu tư còn hết sức khiêm tốn, song đã phát huy hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam giúp tỉnh Lạng Sơn xoá đói giảm nghèo, chi nhánh đã tham gia cho vay 3 huyện gồm Bắc Sơn, Văn Quan, Văn Lãng với số tiền gần 12 tỷ đồng không thu lãi, thời hạn 5 - 7 năm. Đến năm 2003, chi nhánh đã hoàn thành 16 dự án đầu tư, tập trung vào các dự án đường giao thông nông thôn, điện hạ thế, chợ nông thôn, trường học,Ặ góp phần giúp các huyện thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Chi nhánh đã mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ thanh toán như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu bằng đồng bản tệ với Ngân hàng Công thương Bằng Tường (Quảng Tây - Trung Quốc). Nhìn chung, hoạt động dịch vụ đã phát triển mạnh với doanh thu hoạt động dịch vụ chiếm trên 10% tổng doanh thu của chi nhánh. Trong đó, doanh số thanh toán quốc tế năm 2003 chiếm 60% doanh số thanh toán trên địa bàn. Doanh số thanh toán biên mậu chiếm 43%.

 

Chăm lo nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt là trình độ về tin học và ngoại ngữ, xây dựng phong cách văn hoá giao dịch của người cán bộ ngân hàng công thương là những nhiệm vụ mà chi nhánh luôn phấn đấu thực hiện tốt. Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã thường xuyên chăm lo xây dựng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Số cán bộ có trình độ đại học của chi nhánh tăng từ 18% (lúc mới thành lập) lên 43% (năm 2003). Cùng với chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, phẩm chất của cán bộ nhân viên chi nhánh luôn được giữ vững và phát huy, tăng cường khối đoàn kết nội bộ. Tác phong giao dịch văn minh lịch sự, hết lòng vì khách hàng, vì lợi ích của cán bộ, nhân viên chi nhánh đã tạo được sự tín nhiệm đối với tỉnh, các ngành, các doanh nghiệp và bạn hàng.




Lễ ký kết văn bản thanh toán mậu dịch biên giới giữa Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn với Ngân hàng Công thương Trung Quốc - Phân khu Quảng Tây

nh: Tư Liệu

Với số đảng viên chiếm 35% cán bộ, nhân viên, Chi bộ Đảng của chi nhánh trong nhiều năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh. Công đoàn và đoàn thanh niên luôn được củng cố và hoạt động tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

Cùng với quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chi nhánh còn chú trọng đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Được sự giúp đỡ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động của chi nhánh đã từng bước được hiện đại hóa với việc ứng dụng thành công các chương trình hiện đại hóa kế toán giao dịch, quản lý thông tin tín dụng, quản lý rủi ro, tiết kiệm điện tử, chuyển tiền điện tử. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ triển khai giao dịch một cửa, triển khai dịch vụ phát hành thẻ thanh toán, lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM, triển khai giao dịch trực tuyến với khách hàng qua mạng cục bộ, triển khai chương trình ngân hàng điện tử. Những động thái này không chỉ đưa các tiện ích ngân hàng đến với khách hàng mà còn là sự chuẩn bị cần thiết để đảm bảo hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thành công.

Những kết quả mà Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn đạt còn khiêm tốn. Vì vậy, chi nhánh phải phấn đấu rất nhiều để đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng, lấy hiệu quả sản xuất - kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động, lấy an toàn hoạt động ngân hàng làm tiêu chuẩn hàng đầu, góp phần xây dựng Lạng Sơn thành tỉnh giàu đẹp của miền Đông Bắc Tổ quốc.

 

Một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

1) Đẩy mạnh huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ, tập trung tối đa nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn.

2) Bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cho vay các dự án phát triển kinh tế của tỉnh, đẩy mạnh cho vay có đảm bảo bằng tài sản; cho vay các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm khai thác tối đa nguồn lực của địa phương.

3) Tích cực đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng đảm bảo an toàn vốn của chi nhánh.

4) Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng, tăng tiện ích ngân hàng theo hướng ngân hàng đa năng.

5) Tăng cường công tác đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

 

 

"Times New Roman";mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language:EN-US;
mso-bidi-language:AR-SA">

Kết quả kinh doanh (2001 - 2003)

Đơn vị: triệu đồng

 


Năm

Nguồn vốn

Dư nợ cho vay

 

Dư đầu năm


Dư đến ngày 31-12


Tỷ lệ tăng %

 

Dư đầu năm

Dư đến ngày 31-12

Tỷ lệ tăng %

 

2001

80.775

116.969

44,8

70.370

103.138

46,5

 

2002

116.969

170.387

45,6

103.138

124.551

20,7

 

2003

170.387

195.857

15

124.551

173.753

39,5